Phân biệt giữa lập trình Front End, Back End và Full Stack

Thông thường lập trình web sẽ chia ra ba vị trí là Front-end, Back-end và Full Stack. Trong đó, sẽ có những bạn thích Front-end hoặc Back-end và nhiều bạn sẽ chọn Full Stack. Vậy Front-end, Back-end và Full Stack là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Thế nào là Front End?

Front-end của website bạn có thể hiểu đơn giản nó là phần để người dùng tương tác, tức là mọi thứ bạn thấy khi truy cập vào một trang web kể cả màu sắc, hình ảnh, nút bấm,...Do đó, người lập trình viên front-end cũng có năng kiểu thẩm mỹ.

Đối với các front-end developer thì chính xác là họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho giao diện, kiến trúc trang web, trải nghiệm người dùng. Để làm được những điều đó thì trước tiên lập trình viên front-end cần thành thạo:

  • HTML, CSS, ngôn ngữ lập trình JavaScript.
  • Một vài framework phổ biến: Bootstrap, AngularJS, ReactJS,...
  • Hiểu biết về jQuery.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Hiểu về UI/UX.
  • Các lập trình viên front-end thường phải làm việc chung với các bạn designer, các nhà phân tích trải nghiệm người dùng. Cần phải xác định cụ thể các vấn đề trong trải nghiệm người dùng, thiết kế giao diện tối ưu, thân thiện với người dùng. Nói chung lại thì lập trình front-end nó chính là thiết kế nội thất, giao diện của sản phẩm.

    Back End là gì?

    Nếu front-end là vẻ bề ngoài của sản phẩm thì back-end chính là phần bên trong, đối với các website thì back-end là phần mà người dùng không thể nhìn thấy được bao gồm: máy chủ, cơ sở dữ liệu, ứng dụng…Back-end sẽ giúp trang web lưu trữ liệu, thông tin khách hàng, thực hiện các chức năng,…

    Với một lập trình viên back-end thì cần phải:

  • Nắm vững các kiến thức căn bản về lập trình.
  • Thuần thục ít nhất một ngôn ngữ dành cho phát triển back-end: python, java, php, ruby...
  • Ngoài việc nắm vững các ngôn ngữ thì cần có hiểu biết về một vài công cụ MySQL, Oracle, SQL server… và nắm rõ về cơ sở dữ liệu.
  • Bên cạnh đó mỗi back-end developer cần có cho mình một framework để phát triển web như: Django, CakePHP, Laravel...
  • Khái niệm Full Stack:

    full stack. Một lập trình viên full stack phải đảm bảo kiến thức cả hai mảng là back-end và front-end:

  • Làm việc chuyên nghiệp trên cả server side và client side.
  • Đòi hỏi người đã có kinh nghiệm.
  • Nắm vững các kiến thức lập trình chuyên sâu.
  • Cần có khả năng xác định nhiệm vụ của client-side và server-side, trình bày rõ ràng về mặt ưu nhược điểm của các giải pháp sử dụng.

  • Dù là front-end, back-end hay là full stack thì đều đòi hỏi sự đầu tư, học tập và rèn dũa theo thời gian. Do đó, nếu muốn trở thành một web developer thì ngay từ bây giờ bạn hãy đầu tư tìm hiểu và chọn cho mình hướng đi phù hợp.

    4 phút đọc·456 lượt xem·2 years ago