Hướng dẫn làm báo cáo thực tập doanh nghiệp

Thực tập doanh nghiệp là gì? Đối với các bạn sinh viên thì chắc không còn xa lạ với thực tập doanh nghiệp và đặc biệt là những bạn sinh viên năm cuối sẽ được trải nghiệm kỳ thực tập. Thực tập doanh nghiệp là nội dung vô cùng quan trọng trong giáo dục và đào tạo. Bởi vì nó giúp sinh viên tiếp cận, rèn luyện kỹ năng làm việc thực tế tại doanh nghiệp, sinh viên có môi trường phát triển kiến thức, học tập văn hóa. Và cuối mỗi kỳ thực tập mỗi bạn sinh viên đều phải viết báo cáo thực tập doanh nghiệp để nộp về cho trường. Vì vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện báo cáo thực tập doanh nghiệp.

1. Trình bày báo cáo thực tập:

Độ dài: Tùy theo mỗi trường, mỗi ngành thì sẽ có yêu cầu về độ dài của của bài báo cáo là bao nhiêu, theo thông thường thì sẽ tối thiểu 30 trang cho một bài báo cáo thực tập doanh nghiệp.

Khổ giấy: A4

Hình thức in: in một mặt

Phông chữ: Time New Roman

Cỡ chứ: 14

Dãn dòng: 1.5

Canh lề: trái 3.5cm; phải 2.0cm; trên 2.0; dưới 2.0cm

Bố cục:

  • Trang bìa ngoài: tên, lớp, mã số sinh viên, tên đề tài...(không đánh số trang) 
  • Trang bìa trong: tựa như trang bìa ngoài nhưng sẽ có thêm tên công ty, người hướng dẫn ở công ty, giảng viên hướng dẫn (không đánh số trang).
  • Trang để phiếu xác nhận thực tập (không đánh số trang).
  • Trang để phiếu nhận xét của giảng viên hướng dẫn (không đánh số trang).
  • Trang mục lục (không đánh số trang) .
  • Trang danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình,.. (không đánh số trang). 
  • Trang danh mục các từ viết tắt (không đánh số trang). 
  • Trang lời mở đầu/ lời cảm ơn (không đánh số trang). 
  • Các trang nội dung. 
  • Trang tài liệu tham khảo. 
  • Trang nhận xét của người phản biện (không đánh số trang).
  • Lưu ý: Khi trình bày bạn nên cẩn trọng trong cách dùng các từ ngữ, rà soát chính tả thật kỹ, viết rõ ràng và rành mạch

    2. Nội dung báo cáo

    Để hoàn thành được bài báo cáo thực tập thì bạn cần có đầy đủ các chương dưới đây.

    Tổng quan về doanh nghiệp

    Ở mục này bạn cần:

  • Đưa ra tên, địa chỉ đầy đủ, chính xác của công ty
  • Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
  • Lĩnh vực hoạt động, chức năng của doanh nghiệp.
  • Bộ máy vận hành, tổ chức, quy mô của doanh nghiệp.
  • Môi trường làm việc, văn hóa ở doanh nghiệp.
  • Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài thực tập:

  • Bạn sẽ đề cập tóm gọn những kiến thức, môn học, kỹ năng quan trọng đã được học và rèn luyện tại trường. Nêu ra những kiến thức bạn tích lũy được ở trường liên quan tới công việc của bạn, có thể được vận dụng vào trong quá trình thực tập. Từ đó, tạo cơ sở luyết phù hợp và liên quan tới vấn đề, công việc.
  • Đây là một khá quan trọng trong bài báo cáo vì vây, bạn cần xem xét kỹ lưỡng và đưa ra cơ sở lý thuyết đúng đắn nhằm đặt được độ tin cậy trong báo cáo.
  • Nội dung thực tập:

    Sau khi đưa ra cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài thực tập thì bạn sẽ tiếp tục báo cáo nội dung thực tập của mình:

  • Giới thiệu vị trí, công việc mà bạn đảm nhiệm tại doanh nghiệp.
  • Mô tả rõ về các yêu cầu trong công việc, cách thức bạn được doanh nghiệp giao việc cũng như các công cụ, kiến thức được sử dụng trong công việc .
  • Phương pháp giải quyết và các kỹ năng vận dụng đã vận dụng vào công việc.
  • Kết quả nghiệm thu công việc, thu nhận và kiểm định chất lượng sản phẩm làm ra.
  • Thời gian biểu thực tập:

    Đối với phần này bạn có thể gộp chung vào với "Nội dung thực tập" hoặc tách riêng ra, và ở phần này bạn sẽ trình bày:

  • Ghi rõ thời gian bắt đầu, kết thúc của kỳ thực tập.
  • Thời gian hoàn từng phần của công việc.
  • Thời gian báo cáo công việc hằng tuần hoặc hàng tháng.
  • Áp dụng trên công việc thực tế ở doanh nghiệp:

  • Bạn cần tổng hợp, phân tích những kiến thức học được nhà trường, kinh nghiệm mình đã áp dụng vào một cách chi tiết.
  • Phân tích cách thức, công cụ mà công ty sử dụng để giao việc cho từng việc.
  • Phân tích cách thức công ty kiểm tra, đánh giá tiến độ công việc, kết quả của sảm phẩm làm ra.
  • So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn đi làm, rút ra các điểm phù hợp cũng như là những điểm bất hợp lý.
  • Kết luận và kiến nghị:

    Đây được xem như một phần tổng kết của báo cáo thực tập tốt nghiệp:

  • Trước tiên, kết luận những gì đã được học hỏi trong và rút ra trong quá trình đi thực tập, sản phẩm và kết quả công việc đã làm.
  • Kết luận những điểm thích và không thích về doanh nghiệp thực tập.
  • Kết luận cảm nhận của bản thân với công việc, có yêu thích công việc và có thấy bản thân mình phù hợp với doanh nghiệp và công việc không? kèm theo lý do.
  • Kiến nghị về một vài đề xuất đối với cơ quan thực tập.
  • Kiến nghị về các vấn đề tồn đọng, kiến thức, kỹ năng chưa phù hợp, chưa được áp dụng với nhà trường.

  • Báo cáo thực tập là để tổng kết lại quá trình bạn thực tập cũng là để bạn xem lại những gì đã học, kinh nghiệm đã có được. Vì vậy, để có một báo cáo thực tập doanh nghiệp tốt thì bạn cần phải đầu tư thời gian. Bạn đầu tư thời gian vào công việc thực tập, đầu tư thời gian vào việc việt báo cáo cho chỉnh chu. Vì vậy, hãy cố gắng hoàn thành tốt nhất và quản lý kiến thức, công việc của mình thật chuẩn để dễ dàng hơn khi viết báo cáo.

    6 phút đọc·563 lượt xem·