Giới thiệu về SQL trong quản lý cơ sở dữ liệu

Nếu là một lập trình viên thì bạn không thể không biết đến SQL, nó dường như là ngôn ngữ chung cho tất cả các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. Và bài viết hôm nay sẽ giới thiệu thêm những thông tin về SQL tới tất cả các bạn.

Khái niệm về SQL:

 SQL là viết tắt của cụm từ Structured Query Language - đây là ngôn ngữ tiêu chuẩn cho hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ. Nó dùng để chèn, tìm kiếm, cập nhật, xóa… các bản ghi trên nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau. Hầu hết các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ như: MySQL, MS Access, Oracle, Sybase, Informix, Postgres và SQL Server đều sử dụng SQL như là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu cơ bản.

Lịch sử hình thành nên SQL ngày nay trải qua nhiều giai đoạn và cột mốc quan trọng: Vào khoảng cuối năm 1969 đầu năm 1970 tiến sĩ Edgar F. Codd đã mô tả một mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ và từ đó đã tạo nên nền tảng phát triển ngôn ngữ SQL sau này. Cho đến năm 1974 thì ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc đầu tiên xuất hiện và mãi tới 1978 IBM phát hành một sản phẩm có tên là System / R. Và sau bao năm phát triển thì tới 1989 SQL chính thức ra đời và sau đó một năm SQL 3 được ra mắt với nhiều chức năng hơn. Tiếp nối đó SQL liên tục được phát triển, cập nhật thêm nhiều tính năng cho tới nay.

Một số cái căn bản trong SQL:

1. Các loại truy vấn phổ biến của SQL:

  • Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (DDL)
  • Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML)
  • Ngôn ngữ kiểm soát dữ liệu (DCL)
  • Ngôn ngữ kiểm soát giao dịch (TCL)
  • Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu (DQL)
  • 2. Các câu lệnh SQL cơ bản:

  • CREATE: Sử dụng để tạo cơ sở dữ liệu hoặc các đối tượng của nó (bảng, hàm, thủ tục lưu trữ, trình kích hoạt...).
  • DROP: Dùng để xóa các đối tượng khỏi cơ sở dữ liệu.
  • ALTER: Sử dụng để thay đổi, cập nhật dữ liệu.
  • INSERT: Sử dụng để thêm bản ghi mới.
  • RENAME: Dùng để đổi tên một đối tượng hiện có trong cơ sở dữ liệu.
  • SELECT: Chọn thuộc tính dựa trên điều kiện được mô tả bởi mệnh đề WHERE
  • UPDATE: Sửa đổi, cập nhật lại dữ liệu.
  • DELETE: Xóa dữ liệu, bản ghi.
  • 3. Kết nối bảng trong SQL:

  • INNER JOIN
  • LEFT JOIN
  • RIGHT JOIN
  • FULL JOIN
  • Những ưu nhược điểm của SQL:

    Ưu điểm:

  • Xử lý truy vấn nhanh, một lượng lớn dữ liệu được truy xuất dễ dàng, những thao tác chèn xóa, sửa thực hiện không tốn thời gian.
  • Thân thiện với người dùng, cú pháp đơn giản, dễ hiểu.
  • Cho phép người dùng truy cập vào các dữ liệu trong RDMS, có thể mô tả và thử nghiệm các dữ liệu của mình thông qua SQL.
  • Người dùng có thể xây dựng một bức tranh toàn cảnh về các dữ liệu của mình, xây dựng và lưu trữ các quy trình và chức năng trong cơ sở dữ liệu
  • Sử dụng SQL để cấp quyền chỉnh sửa, xem và lưu trữ các bảng, quy trình và thiết lập chế độ xem trong cơ sở dữ liệu.
  • Dùng được trên tất cả các hệ điều hành từ Windows, Linux tới Mac… và còn nhúng được với những ứng dụng khác.
  • Nhược điểm:

    Tuy được vô vàn công ty sử dụng, phổ biến rộng rãi trên thế giới nhưng SQL cũng vẫn sẽ tồn tại những nhược điểm nhất định:

  • Hiện SQL tồn tại giao diện phức tạp, khiến người dùng có thể bị rối mắt và nhầm lẫn.
  • Một số phiên bản của SQL thì đòi hỏi phải trả phí khi sử dụng.
  • SQL chỉ kiểm soát được một phần chứ không thể kiểm soát được hoàn toàn dữ liệu.

  • SQL dường như là một ngôn ngữ mà mỗi lập trình viên đều phải trang bị cho mình để có thể làm việc dễ dàng hơn vì vậy nên có dự định trở thành lập trình viên thì các bạn cân nhắc ưu tiên học ngôn ngữ SQL để phục vụ cho công việc.

    5 phút đọc·581 lượt xem·