Framework là gì?
Framework là những đoạn code viết sẵn và tạo thành một bộ khung, các thư viện lập trình được đóng gói. Framework cung cấp các tính năng có sẵn như mô hình, API và một vài công cụ khác. Framework làm cho mọi việc phức tạp trở nên đơn giản và chúng ta chỉ cần tập trung vào các công việc chính để hoàn thành dự án. Các Framework có thể coi như là nền tảng dùng để lập trình web với những thứ có sẵn mà bạn cần để lập trình, sự tiện lợi của Framework đem lại giống như một nền móng chắc chắn. Các bạn chỉ việc xây dựng dựa trên những điều mà nền móng này đem lại. Tuy nhiên, bạn muốn sử dụng được nền móng này thì cần phải có sự tìm hiểu kỹ càng.
Lý do sử dụng Framework cho lập trình web:
Tuy Framework phổ biến nhưng câu hỏi đặt ra là liệu có nên sử dụng Framework hay không? vì vậy chúng ta cần phải biết được những tính năng và ưu điểm mà Framework có.
1. Tính năng:
Được tạo ra để hỗ trợ cho việc lập trình web do đó ở Framework có nhiều tính năng:
Đơn giản hóa việc thiết kế và xây dựng giao diện web.
Giảm bớt các tác vụ, lập trình nhanh hơn, tái sử dụng mã code.
Framework giúp tăng tính linh hoạt thông qua sự trừu tượng
Cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra và xử lý lỗi đối với cả những code không được đưa vào dự án.
Quy trình khép kín từ khâu thiết kế giao diện, code và kiểm thử phần mềm
Nó liên kết với nhau và một loạt các đối tượng, thành phần riêng biệt thành một hệ thống tốt hơn.
Cung cấp những thư viện tức là các đoạn mã được xây dựng sẵn cho một chức năng cố định. Lập trình viên có thể truy cập và tái sử dụng những đoạn mã này.
Bao gồm cả API là phương thức giúp trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng với nhau.
Tính năng bảo mật giúp xác thực và ủy quyền cho người dùng.
Framework còn bao gồm cả: Caching - giúp giảm request đến máy chủ, tăng tốc độ tải các trang, Compilers - trình biên dịch từ code sang ngôn ngữ cho máy.
2. Ưu nhược điểm:
Về mặt cơ bản Framework cũng là một loại công cụ giúp lập trình web và bất kể công cụ nào cũng sẽ tồn tại những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm:
Hỗ trợ các phương pháp lập trình tốt hơn và sử dụng các design pattern phù hợp.
Tiết được thời gian, tránh được việc trùng lặp code, thừa code.
Giúp code trở nên nhất quán và ít lỗi.
Cộng đồng Framework còn là nơi dành cho mọi người đóng góp, sửa đổi, phát triển các Framework tạo nên sự đa dạng và cải thiện được nhiều tính năng.
Cho phép người dùng mở rộng tùy ý dựa trên những gì mà Framework đã cung cấp. Lập trình viên có thể mở rộng các tính năng bằng cách ghi đè có chọn lọc.
Việc kiểm thử và gỡ lỗi code trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Cho phép ứng dụng kế thừa một cấu trúc được chuẩn hóa, đảm bảo trong vận hành và bảo trì sau này được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Mã hóa an toàn hơn.
Nhược điểm:
Bạn cần đầu tư thời gian kha khá để làm chủ và biết cách sử dụng Framework.
Có một số thứ thuộc về khuôn mẫu và bạn phải thực hiện theo, không thể thay đổi được khi sử dụng Framework.
Framework không thích hợp với những ứng dụng quá nhỏ.
Code viết ra cần tuân thủ theo tiêu chuẩn nhất mà Framework đã đặt ra.
3. Lưu ý:
Một số lưu ý dành cho các bạn lập trình viên mới:
Có rất nhiều Framework được viết dựa trên nhiều ngôn ngữ khác nhau, tùy thuộc vào từng dự án, yêu cầu mà chúng ta sẽ lựa chọn Framework để sử dụng trong đó bao gồm Framework dành cho Backend và Frontend. Ví dụ một số Framework Backend nổi tiếng hiện nay: Django, Laravel, CakePHP, Ruby on Rails,.. còn về Frontend thì ta có: Vue.js, Angular, React,...
Một vài bạn chúng ta bị nhầm lẫn giữa Library và Framework: có thể hiểu đơn giản Framework có thể hiểu là một khung chương trình, người dùng bổ sung code và tuân theo quy tắc để tạo ra ứng dụng. Còn Library chỉ thư viện cung cấp các chức năng tiện ích hay các lớp để sử dụng trong quá trình xây dựng ứng dụng.
Trên đây là thông tin thêm về Framework giúp bạn bạn hiểu thêm về Framework đặc biệt với các bạn mới bước chân vào giới lập trình